Mái Kính Chân Nhện Có Thanh Treo

A. KHI NÀO NÊN LÀM MÁI KÍNH CHÂN NHỆN CÓ THANH TREO

Việc thiết kế và thi công mái kính cần đảm bảo 03 tiêu chí quan trọng và cần thiết: An toàn – Đẹp – Giá thành rẻ. Làm mái kính chân nhện có thanh treo chắc chắn đem lại yếu tố độc đáo, sang trọng cho mái kính cường lực, loại mái sảnh kính này được nhiều chủ đầu tư đưa và thiết kế thi công cho sảnh các tòa nhà – mái hiên kính sân trước nhà – mái kính sân vườn – mái kính sân thượng…Chân nhện làm cho mái kính khác biệt, thanh thoát, sang trọng. Thanh treo đảm bảo cho mái an toàn

I. KHI NÀO SỬ DỤNG MÁI KÍNH THANH TREO

Không phải một cách ngầu nhiên các nhà thiết kế đưa ra thanh treo nâng mái kính, việc sử dụng cáp treo mái được đưa ra trong những trường hợp cụ thể như sau

– ĐỊA HÌNH THỰC TẾ THI CÔNG MÁI

Một trong những cách phân loại mái kính được chia ra làm mái kính cột chống và mái kính thanh treo. Mái kính cột trống được dùng trong những trường hợp có thể đặt được cột đỡ mái mà không cản trở không gian xung quanh công trình, ngược lại không phải công trình nào cũng có thể đặt cột chống ví dụ như các tòa nhà, chung cư, sảnh nha máy…vì nếu đặt cột thì sẽ rất trướng (rất vô duyên). Đây là lý do đầu tiên chúng ta phải sử dụng thanh treo nâng khung kết cấu mái kính

– DIỆN TÍCH MÁI ĐỦ LỚN

Để sử dụng mái kính thanh treo liên quan chặt chẽ đến kĩ thuật đó là chiều dài vươn ra của mái kính tính từ tường không nên quá 6m (Nếu độ vươn của mái sảnh kính quá lớn cần có những thiết kế đặc biệt về kết cấu và cần được kiểm toán chi tiết)

LÀM MÁI KÍNH GẮN CHÂN NHỆN TẠI BỆNH VIỆN 108

II. KHI NÀO SỬ DỤNG CHÂN NHỆN LÀM MÁI KÍNH

Việc đưa chân nhện spider vào thi công mái kính phục vụ mục đich chính đó là làm tăng tính thẩm mỹ cho mái kính cường lực. Giữa mái kính sử dụng chân nhện inox 304 và mái kính không có chân nhện spider về trực quan có sự khác biệt một cách rõ rệt, đương nhiên mái kính chân nhện đẹp hơn rất nhiều (để có mái kính đẹp cần có chân nhện đi kèm hoặc làm mái kính khung sắt nghệ thuật)

Chân nhện Spider có 04 loại: loại 01 chân, loại 02 chân, loại 03 chân, loại 04 chân. Tùy vào từng vị trí cụ thể trên mái kính mà các kĩ sư bố trí loại chân nhện cho phù hợp để đỡ kính

MẪU CHÂN NHỆN SPIDER – INOX 304

Chân nhện Spider phải làm bằng inox 304 để tránh han dỉ, đồng thời các hãng sản xuất chân nhện cho mái kính nổi tiếng: VVP – Thái Lan, DDT – Việt Nam, AMG – Đức …

Để dễ hình dung, An Phát glass chia cấu tạo chân nhện ra làm 03 phần: Củ đỡ (là phần hàn giữa chân nhện và khung kết cấu), thân chân nhện (bộ phận đỡ kính), ốc vít (giữ kính và thân)

B. BÁO GIÁ THI CÔNG MÁI KÍNH CHÂN NHỆN CÓ THANH TREO

Công tác báo giá thi công mái kính đã được Nhôm kính An Phát viết một bài viết chi tiết, cách tính tiền thi công mái kính tại chuyên mục trang chủ – Mái kính cường lực

Hoặc quý khách hàng có thể tích vào đường link bên cạnh đây để tham khảo báo giá thi công mái kính

MÁI KÍNH CHÂN NHỆN HÀNH LANG

C. LÀM MÁI KÍNH CHÂN NHỆN CÓ THANH TREO ĐẸP RẺ

An Phát glass tự hào là công ty uy tín tại Hà Nội thi công rất nhiều mái kính trong 1 năm (mỗi năm An Phát thi công tầm 300 mái kính lớn nhỏ). Quý khách có nhu cầu tư vấn – thiết kế – báo giá trực tiếp rõ ràng cho công trình của mình về mái kính cường lực xin vu lòng liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ NỘI THẤT AN PHÁT

VPGD: Tòa nhà D17 – Phố Thọ Tháp – Cầu Giấy – Hà Nội

XƯỞNG SẢN XUẤT: Số 31/DV7 – Khu đô thị Mỗ Lao – Hà Đông – Hà Nội

WEBSIDE: anphatglass.com

LIÊN HỆ TƯ VẤN & BÁO GIÁ: 0904.537.616 – 0986.8484.65

HÀNG CHÍNH HÃNG – GIÁ RẺ – BẢO HÀNH 12 THÁNG

D. NHỮNG ƯU ĐIỂM KHI SỬ DỤNG MÁI KÍNH CHÂN NHỆN

Mái kính chân nhện là một kiểu mái che được thiết kế dựa trên hệ thống kính và khung thép không gỉ. Nó có nhiều ưu điểm như sau:

– Tạo cảm giác mở không gian: Mái kính chân nhện thường có khối lượng nhẹ và tạo cảm giác mở không gian cho người sử dụng.

– Thiết kế hiện đại và đẹp mắt: Mái kính chân nhện có thiết kế đẹp mắt, sang trọng, và thường được sử dụng cho các công trình kiến trúc hiện đại.

– Tăng cường ánh sáng: Hệ thống kính trong mái kính chân nhện giúp tăng cường ánh sáng tự nhiên cho không gian bên dưới.

– Tiết kiệm năng lượng: Ánh sáng tự nhiên từ mái kính chân nhện giúp giảm sử dụng đèn chiếu sáng trong nhà, tiết kiệm năng lượng.

– Độ bền cao: Khung thép không gỉ và kính cường lực có độ bền cao, giúp mái kính chân nhện có tuổi thọ lâu dài và ít yêu cầu bảo trì.

– Khả năng chịu lực tốt: Khung thép và kính cường lực có khả năng chịu lực tốt, giúp mái kính chân nhện có thể chịu được tải trọng lớn.

– Dễ dàng lắp đặt và tháo gỡ: Thiết kế đơn giản và tiện lợi của mái kính chân nhện giúp việc lắp đặt và tháo gỡ trở nên dễ dàng hơn so với các loại mái che khác.

CẬP NHẬT NHỮNG CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU LÀM MÁI KÍNH CHÂN NHỆN + THANH TREO

MÁI KÍNH CƯỜNG LỰC SÂN THƯỢNG – CÔNG TRÌNH NGÕ 60, PHỐ NGUYÊN HỒNG

– Dùng kính cường lực dày 10mm, màu xanh đen, kính Việt Nhật

– Khung sắt thép chữ I (I150 và I250)

– Khoan cấy bulong ram sét tại các vị trí: Đầu dầm và chân cột chống

– Chân nhện Spider inox 304 bao gồm 02 loại: Chân nhện loại 2 chân và chân nhện loại 04 chân

Click to rate this post!
[Total: 14 Average: 5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *